Trang

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Chào mào

Chào mào nói chung rất siêng hót, những cụm từ ngắn như tiếng huýt gió "witiwet", giọng trong trẻo, to nhưng nghe khá "ấm áp".

Chim chào mào có tập tính định cư, thường tập trung ở các khu vực có bụi rậm và có các cây to chết khô, hoặc gần các khu vực do con người canh tác, các khu vườn ở ngoại ô thành phố.



Một con Chào mào đang hót ở Thái Lan



Xem như "ván đã đóng thuyền"


Ngoài yếu tố thu hút con người bằng giọng hót, thì ảnh trên đây là hình ảnh hùng dũng nhất và đẹp nhất của chim Chào mào - là mục tiêu nuôi dạy của các fan.


Vào mùa sinh sản, chúng thường tập trung thành một đàn lớn với rất nhiều cá thể và làm nên một chương trình "đại nhạc hội" ồn ào. Chúng ăn trái cây và hút mật hoa có trong vườn, một số chồi non, nhặt những hạt cỏ và côn trùng trên mặt đất. Đối với người nông dân họ coi đây là hành vi phá hoại mùa màng. Khi mùa khô bắt đầu, chúng cũng phân tán và thiết lập những vùng lãnh thổ riêng biệt trong phạm vi từ 0.3 đến 0.7 ha và bắt đầu làm tổ.

Ổ và trứng chim Chào mào được chụp ở Ấn Độ


Ổ chim chào mào thường ở bụi rậm như thế này

Trong thời gian "tán tỉnh" chúng có hành vi như vung cánh, gật gù đầu, xòe cánh và đuôi, thỉnh thoảng nhảy lên cao và thả mình lơ lửng... Chúng được ghi nhận là thủy chung, sống một vợ một chồng.

Tổ thường làm trong bụi cây rậm rạp hay trong các bụi dây leo, ở những chảng ba của cây và cao khoảng từ 3 - 9 feet (khoảng 9 - 20 mét) so với mặt đất.

Tổ được làm từ lá cây khô, cành cây đôi khi cũng dệt bằng mạng nhện. Được lót bằng cỏ mềm, rễ non, thỉnh thoảng có tóc người. Trong ổ, đôi khi có thêm vỏ cây và những mảng nilon nhiều màu sắc.


Một ổ chim non


Chim non mới nở khoảng 3 ngày tuổi


Chim mái đẻ từ 2 - 4 trứng có màu hồng, trắng và những đốm nâu. Thời gian ấp trứng từ 12 - 14 ngày. Chim non được cung cấp thức ăn từ bố lẫn mẹ với thức ăn chủ yếu là côn trùng - gồm có sâu bướm, kiến..., Đến ngày 18, chim non bắt đầu ra lông. Khi chim non bắt đầu ra lông cánh, bắt đầu tập bay, chim được bố mẹ chuyển sang thực phẩm chủ yếu là trái cây, đặc biệt là loại nằm trong họ dâu - trái dâu tây có thể là thức ăn mà chim bố mẹ mớm cho con đầu tiên. Mỗi mùa sinh sản, tùy theo độ tuổi và mức độ phong phú của thức ăn có trong tự nhiên, mỗi cặp có thể "sản xuất" từ 2 - 3 lứa.

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Chim Oanh Đuôi Trắng

Chim Oanh Đuôi Trắng ( White-tailed Robin )

Chim Oanh Đuôi Trắng ( White-tailed Robin )

Tên Tiếng Anh : White-tailed Robin
Tên Khoa Học : Cinclidium leucurum
Click to view full size
Click to view full size
là một loài chim trong họ Muscicapidae

Chim Oanh Đuôi Trắng White-tailed Robin được tìm thấy tại Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Đài Loan, Thái Lan, và Việt Nam. môi trường sống tự nhiên của nó là rừng cận nhiệt đới hay rừng nhiệt đới ẩm thấp.

Mô tả :
Chim Oanh đuôi Trắng có chiều dài khoảng 15đến 16 cm với một mầu lông xanh thẩm và xanh đen, hai bên cánh có mầu nâu đen phía dưới đuôi được xen vào khoảng 8 lông trắng, nhưng phần trắng này chỉ khoảng 2 phần 3 lông đuôi của chúng. mỏ và khóe mắt mầu đen. nên ở việt nam gọi là ( Oanh Đuôi Trắng ).
trong khi đó chim mái lại có mầu nâu xám, và phần trắng cấu trúc giống như chim trống nhưng lại mờ nhạt hơn chim trống

Sinh Thái của Chim Oanh Đuôi Trắng :

Ở rừng Việt Nam chúng được phân bố nhiều ở vùng Nam, Tây Nam, Tây Nguyên DaLat và Cát Tiên Lâm Đồng ,Cũng như một vài nơi khác ( VQG Cúc Phương, Mã Đà ), nhưng thưa dần. Giống như một số loài chim oanh khác chúng thường sống ở rừng rậm rạp và có độ ẩm cao.
thức ăn của chúng là những loài côn trùng như sâu bọ, các loại trái cây rừng và một số loài côn trùng trong các cây gỗ mục.
đây là loài chim di cư theo mùa, nhưng phạm vi di cư của chúng không lớn lắm chúng có giọng hót khá hay, nhưng lại ít người biết đến. mùa sinh sản của chúng từ tháng 3 đến tháng 6 trong năm

Chim oanh Đuôi Trắng thường đẻ từ 3 đến 4 trứng và làm tổ trong các bọng cây hoặc những cháng ba của cây trong những nơi râm rạp


Chim Mái
Click to view full size

Oanh Đuôi Trắng Đài Loan
Click to view full size

Oanh Đuôi trắng dài khoảng 18cm. Bộ lông mang một màu xanh đen tổng thể (overall blue-black) trán và vai cánh co mau xanh cobalt ( cobalt blue) rất khác biệt với màu xanh còn lại, có mảng vá màu trắng ở đuôi, nằm trên hai phần ba số lông đuôi hai bên (ngoài).Có mỏ và mống mắt màu đen

Chim mái có màu nâu tổng thể (brownish overall) và có vệt trắng mỏng trên cổ họng và đuôi
Click to view full size
Ở Đài Loan phân loài montium có hình dáng nhỏ hơn các nơi khác ,Chim mái có màu ô liu ôliu ( olive-toned) và ít màu nâu trên phần ngực

Môi trường sống của loài này là những khu rừng rậm rạp và ẩm ướt, chúng thường ở nơi có nước chảy. thức ăn chủ yếu là côn trùng và trái cây,hay tìm kiếm thức ăn là trên mặt đất hoặc trong các tán lá thấp. rất khó nhìn thấy chúng vì màu sắc của chúng xen lẫn với màu xanh tối của rừng rậm , ngoại trừ màu trắng ở đuôi bởi chúng có thói quen xòe đuôi và cụp lại một cách liên tục.

Tại Đài Loan loại này có rất nhiều trong những khu rừng lá rộng và từ từ vắng đi vào mùa đông

White-tailed Robin ( Malaysia )
Click to view full size

Nguồn: lananhbirds.

 chim nhà mới nhận đc, đã khỏe và đang vào cám, chim tương đối dạn người.

Click to view full size

Click to view full size

Click to view full size

Click to view full size

Click to view full size

Đuôi cụt bụng đỏ

Đuôi cụt bụng đỏ (Fairy Pitta)

Tên Tiếng anh: Fairy Pitta
Danh Pháp Khoa Học: Pitta nympha


Chim Đuôi cụt bụng đỏ Fairy Pitta ( Pitta nympha,) là một loài chim dạng sẻ nhỏ. Nó là loài ở đông bắc châu Á tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục và Đài Loan, Thái Lan và, mùa đông chủ yếu là trên đảo Borneo ở phía đông Malaysia, Brunei, và Kalimantan ở Indonesia. Nó ăn sâu, nhện, côn trùng, sên, ốc. chim này được phân loại như là dễ bị tổn thương theo BirdLife International, với số lượng ước tính từ 2.500 đến 10.000 cá thể . số lượng suy giảm nhanh chóng do nạn phá rừng trong phạm vi sống của nó , chủ yếu do nông nghiệp và lấy gỗ..

Có các chủng quần sống định cư và di cư ở rừng. Hàng ngày kiếm ăn trên mặt đất.

Mô Tả:

Chim trưởng thành đầu đen với dải lông mày hung vàng nhạt chạy từ trước mắt đến gáy. Hai bên trán và đỉnh đầu nâu hung. Phần trên cơ thể có màu lục hồng, bao trên đuôi và một vệt ở cánh xanh da trời nhạt. Vệt trắng nhỏ ở cánh sơ cấp tạo thành đám trắng rộng nhìn rõ khi bay. Họng trắng, ngực, bụng trên và sườn hung xám. Giữa bụng và dưới đuôi đỏ tươi ở chim cái có màu xỉn hơn chim đực.

Tình trạng:

Nói chung nơi ở tự nhiên trong các vùng phân bố đều bị tác động tượng tự như đối với các loài chim rừng khác làm cho số lượng của chúng bị giảm và trở nên hiếm.
Giống các loài đuôi cụt khác. Cần kịp thời nghiên cứu, qui hoạch bảo vệ các vùng rừng rậm còn lại nơi có loài này cư trú.

Click to view full size





Click to view full size

CHIM DÒNG DỌC

CHIM DÒNG DỌC (Tên gọi Miền Nam) RỒNG RỘC (Tên gọi của một số địa phương)

CHIM DÒNG DỌC (Tên gọi Miền Nam)

RỒNG RỘC (Tên gọi của một số địa phương)

Tên khoa học : Ploceidae


Click to view full size


Chim Dòng Dọc là một loài chim khá quen thuộc với miệt vườn Nam bộ, là loài chim làm tổ kỹ càng, cầu kỳ, duyên dáng và có lẽ đẹp nhất trong vô số các loài chim.
Chim mái có loại tổ riêng, kín đáo, phong cách rất… mái, chim trống có loại tổ riêng thông thoáng, cẩu thả trông rất… trống.
Vì phải giữ và ủ ấm trứng qua mưa gió, bão giông, cú vọ, rắn rết… nên tổ Dòng Dọc mái trông như những chiếc túi hình chuông, bên hông phình ra, nối liền với một cái ống tròn, phồng lên như ống tay áo của các chị, dài dễ chừng một đến vài ba tấc, buông thõng, hướng xuống phía mặt đất làm cái “cửa” có một không hai, để chúng chui ra chui vào đẻ rồi ấp trứng, nuôi con…
Từ xa, tổ chim mái trông như những cái dấu chấm hỏi treo lơ lửng giữa trời. Còn tổ của mấy chàng đực rựa thì đơn giản hơn nhiều. Giông giống cái mũ chóp úp, như những chiếc lồng nhỏ được đan dệt rối hơn, thô hơn, và vì ẩu tả nên cũng “hiện sinh” hơn, ngộ nghĩnh hơn với một chiếc cầu nhỏ bắc ngang, hơi võng xuống làm chỗ đậu. Nếu được mục kích các “kiến trúc sư” Dòng Dọc xây “nhà”, ta sẽ thấy chúng lựa chọn chất liệu kỹ càng cho tổ ấm lý tưởng của mình thế nào. Chúng cần mẫn cắp từng cọng cỏ - tươi có, khô có - lên rồi nhả ra, lựa cọng khác rồi lại bỏ xuống, đến vài ba lần mới chọn được một cọng thật vừa ý, ngậm cho thật chặt bay về tổ.
“Nhà” của các kiến trúc sư Dòng Dọc thường được treo trên những cành cây sao, bần, gừa, da, sộp, tràm hoặc các bụi cỏ voi. Vào những ngày mưa gió, nhìn nhà của chúng đong đưa tưởng chừng sắp rơi xuống đất mà thương. Thế nhưng chẳng có chiếc nào rơi rụng cả, những chiếc tổ trông rất mong manh ấy cứ thế bám chặt lấy các cành cây, kiên gan, bền bĩ, trêu ngươi, như một cuộc triển lãm các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt lạ lùng, tuyệt hảo giữa không trung.

Click to view full size

Click to view full size

Click to view full size

Click to view full size

Click to view full size

Click to view full size

Click to view full size

Click to view full size

Chim của mình nuôi:

Click to view full size

Click to view full size



Click to view full size 


BỔ SUNG THÊM CHO BÀI VIẾT VỀ CHIM DỒNG DỘC...

CHIM DỒNG DỘC hay là RỒNG RỘC chim một thời rất đông đúc của thôn dã Việt Nam nay thì hầu như thưa thớt ,vắng bóng do quá trình đô thị hóa và nạn phá rừng bê tông hóa ....tiếc thay!!!
Họ Rồng rộc (danh pháp khoa học: Ploceidae) là họ chứa các loài chim nhỏ trong bộ Sẻ có họ hàng gần với các loài sẻ đồng (họ Fringillidae).
Chúng là các loài chim ăn hạt với mỏ hình nón thuôn tròn, phần lớn sinh sống ở khu vực phía nam sa mạc Sahara của châu Phi, một vài loài ở vùng nhiệt đới châu Á cũng như tại Australia. Nhóm chim dạng rồng rộc này được chia thành rồng rộc trâu, rồng rộc sẻ, rồng rộc điển hình và rồng rộc góa phụ. Chim trống của nhiều loài có màu tươi, thường là đỏ hay vàng và đen, một vài loài có màu sắc thay đổi trong mùa sinh sản.
Các loài rồng rộc hay rồng rộc sẻ là những loài chim có kiểu cách làm tổ cầu kỳ phức tạp (có lẽ là phức tạp nhất trong các loại tổ chim), mặc dù một vài loài đáng chú ý vì thói quen sinh đẻ ký sinh có chọn lọc.Ròng rộc là chim thích sống thành bầy. Chúng làm tổ cạnh nhau, thường là vài tổ trên một cành cây. Thông thường chim trống làm tổ và dùng chúng như là một dạng thể hiện để quyến rũ chim mái.

Weavers, Sparrows - PLOCEIDAE – Họ Sẻ
1. Cinnamon Sparrow – Passer rutilans – Sẻ hung
2. Eurasian tree Sparrow- Passer montanus – Sẻ
3. Pegu House Sparrow – Passer flaveolus – Sẻ bụi vàng
4. Asian Golden Weaver – Ploceus hypoxanthus - Rồng rộc vàng
5. Streaked Weaver – Oloceus manyar – Rồng rộc đen
6. Baya Weaver – Ploceus philippinus – Rồng rộc

Trong đây chủ yếu là nói về Chi PLOCEUS ..gồm có
1/-Asian Golden Weaver – Ploceus hypoxanthus - Rồng rộc vàng
2/- Baya Weaver – Ploceus philippinus – Rồng rộc

CHIM HÚT MẬT HỌNG HỒNG

Họ: Hút mật Nectariniidae


Bộ: Sẻ Passeriformes

En: PURPLE THROATED SUNBIRD


Chim đực trưởng thành:
Đỉnh đầu lục ánh thép có phớt ánh vàng. Trước mắt, má, tai, hai bên và trên cổ, lưng trên, các lông cánh thứ cấp phía trong và lông bao cánh đen nhung. Lưng dưới, vai và những lông bao cánh kề vai, hông và trên đuôi xanh ánh đỏ. Đuôi xanh xỉn viền xanh ánh thép.
Lông cánh sơ cấp và lông cánh thứ cấp phía ngoài nâu thẫm. Cằm, họng và trước cổ nâu có ánh tím hồng và trông như có vằn ngang. Ngực và bụng trên đỏ nâu. Bụng dưới, sườn và dưới đuôi đen xỉn. Nách và dưới cánh đen.

Chim cái:
Mặt lưng lục vàng với các lông ở đỉnh đầu có vệt thẫm ở giữa lông. Đuôi đen. Cánh nâu hơi viền hung. Lông đuôi giữa có viền trắng ở mút. Mặt bụng vàng xỉn, sườn và ngực có màu vàng thẫm hơn và hơi phớt xám lục. Nách và dưới cánh vàng nhạt.
Mắt và mỏ nâu thẫm. Chân đen.

Kích thước:
Cánh: 47 - 52; đuôi: 28; giò: 12; mỏ: 14mm.

Phân bố:
Loài hút mật họng hồng này phân bố ở Campuchia và Nam Việt Nam.
Việt Nam đã bắt được các vật mẫu ở Di Linh, Tây Ninh, Biên Hòa và Phú Quốc.

Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 2 trang 339.

Click to view full size





Click to view full size

CHIM PHƯỚN

CHIM PHƯỚN

Họ: Cu cu Cuculidae
Bộ: Cu cu Cuculiformes

En: Black bellied Malkoha



CHIM PHƯỚN NHỎ


Chim trưởng thành:

Nhìn chung giống phướn nhưng kích thước bé hơn và màu sắc hơi tươi hơn. Phần trước mắt trụi lông nhiều hơn, mặt bụng xám nguyên chất hơn, bụng hơi đen hơn.
Mắt đỏ. Mỏ xanh xám, gốc và mép mỏ đỏ. Da trần quanh mắt đỏ tím. Chân đen xám.

Kích thước:
Cánh: 125 - 136; đuôi: 221 - 229; giò: 32 - 33; mỏ: 29 - 30mm.

Phân bố:
Phướn nhỏ phân nhỏ ở Miến Điện, Mã Lai và Xumalra.
Việt Nam, chỉ mới gặp loài này ỏ vùng rừng Sóc Trăng.

Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 420.

Click to view full size

Click to view full size

Còn đây là chú chim mình từng nuôi qua, thức ăn chính là cám và mồi tươi (dế, sâu, chuối chín)

Click to view full size

Click to view full size

CHIM SẢ MỎ RỘNG

CHIM SẢ MỎ RỘNG

Tên Tiếng anh: Stork-billed Kingfisher
Danh Pháp Khoa học: Pelargopsis capensis

Click to view full size

Chim Sả Mỏ Rộng
Stork-billed Kingfisher( Pelargopsis capensis ), là một bói cá cây được phân phối rộng rãi nhưng thưa thớt ở phía nam châu Á nhiệt đới từ Ấn Độ và Sri Lanka đến Indonesia. Bói cá này chủ yếu là loài chim trong phạm vi của nó.

Mô Tả:

Đây là một bói cá rất lớn, với chiều dài khoảng 35 cm . Chim trưởng thành có một trở lại màu xanh lá cây, cánh và đuôi màu xanh, đầu màu xám. Phần dưới và cổ của nó là màu da bò. mỏ rất lớn và chân màu đỏ tươi. Chim Sả Mỏ Rộng Giới tính là tương tự. Có 15 phân loài , chủ yếu là khác nhau cụ thể bộ lông, nhưng loài P. c. gigantea của quần đảo Sulu có cổ đầu, trắng và các phần dưới bụng . Các cuộc gọi của bói cá này ồn ào là một tiếng peer thấp và-por por-lặp đi lặp lại mỗi 5 giây hoặc lâu hơn cũng như tiếng kêu (cackling) ke-ke-ke-ke-ke-ke.

Click to view full sizeThis image has been resized.Click to view original imageClick to view full size

Đây là loài của một loạt các môi trường sống tốt ở cây cối rậm rạp gần hồ, sông, bờ biển. Nó im lặng đậu trong cây trong khi tìm kiếm thức ăn, và thường không dễ thấy mặc dù kích thước lớn của nó. Nó là loài chiếm lĩnh lãnh thổ sẽ xua đuổi và kẻ săn mồi đại bàng lớn khác. Loài này săn cá, ếch, cua, động vật gặm nhấm .

Click to view full sizeThis image has been resized.Click to view original imageClick to view full size

Chim Sả Mỏ Rộng đào bới làm tổ của nó trong một bờ sông, cây mục nát, hoặc mối mọt. nó đẻ từ 2-5 trứng điển hình tròn màu trắng.

Choàng choạc hung

Choàng choạc hung (Rufous Treepie )

Tên Tiếng anh: Rufous Treepie
Danh Pháp Khoa Học: Dendrocitta vagabunda

Choàng choạc hung Rufous Treepie (Dendrocitta vagabunda) là một thành viên của Họ Quạ (Corvidae.) Nó có cái đuôi dài và có các tiếng hót lớn làm cho nó rất dễ thấy. Nó được tìm thấy phổ biến ở các khu rừng chà mở, khu vực nông nghiệp, rừng cũng như các khu vườn đô thị. Giống như chim quạ khác nó dễ thích nghi, ăn tạp và cũng dễ nuôi.

Mô tả:

Đây là loài chim mà Các giới đều giống nhau và màu sắc chính là màu hung quế với một cái đầu đen và đuôi dài màu xám vànghiêng về màu đen. Cánh có một bản vá trắng. loài confusable là Treepie xám Tuy nhiên thiếu lớp phủ sáng màu đỏ heo. Các phần dưới bụng hung nâu( màu da cam-nâu) bộ cánh màu đen. mỏ, chân và bàn chân màu đen.

Các biến thể và một số phân loài được công nhận. Các phân loài được đề cử được tìm thấy ở đông bắc của bán đảo phía nam Ấn Độ để Hyderabad. loài này nhạt màu và gọi pallida, loài vernayi của Đông Ghats là màu sáng hơn trong khi parvula của phía tây Ghats là kích thước nhỏ hơn Các loài ở Afghanistan và Pakistan. bristoli trong khi các mẫu ở miền nam Thái Lan là saturatior. EC Stuart Baker mô tả sclateri từ Chindwin trên các Hills Chin và kinneari từ Myanmar phía nam và tây bắc Thái Lan. loài ở miền đông Thái Lan, Đông Dương một là sakeratensis.

Phân phối

Phạm vi cư trú của loài này là khá lớn, bao gồm tất cả các lục địa Ấn Độ lên dãy Himalaya, và đông nam Miến Điện , Lào, và Thái Lan trong các khu rừng mở bao gồm cây bụi, rừng trồng và vườn tược.

Hành vi và sinh thái

Đây là một loài thường sống trên cây , nó ăn trái cây, hạt , động vật không xương sống, bò sát nhỏ và những quả trứng ,và chim non,. Nó là vô cùng nhanh nhẹn trong khi tìm kiếm thức ăn, đeo bám săn mồi cùng với các loài không liên quan như chim chẻo bẻo. Nó đã được quan sát thấy ăn ký sinh trùng của hươu hoang dã.

Mùa sinh sản ở Ấn Độ là tháng tư-Tháng Sáu. Tổ được xây dựng trên cây và bụi và thường tổ xây dựng nông. và đẻ từ 3-5 trứng.

Loài chim này tiếng hót của nó là một liên kết bob-o-hoặc ko-tree là phổ biến nhất . Một tên địa phương cho tên gọi có nguồn gốc từ các tiếng hót thông thường trong khi các tên khác bao gồm Handi Chancha và Chor taka.

(sưu tầm)

Click to view full size

Click to view full size

Chim nhà:

Click to view full size

Click to view full size

Click to view full size

CHIM CÀNH CẠCH ĐEN

CHIM CÀNH CẠCH ĐEN - Black Bulbul - Hypsipetes leucocephalus

Họ: Chào mào Pycnonotidae

Bộ: Sẻ Passeriformes

Chim đực trưởng thành:
Đầu, cổ và phần trên ngực trắng. Toàn phần còn lại của bộ lông đen hay nhạt, thỉnh thoảng có vệt nâu. Dưới đuôi thỉnh thoảng có viền trắng

Chim cái: Có bộ lông như chim đực nhưng mặt bụng thường màu xám thẫm. Bộ lông của phân loài này có nhiều biến đổi, có thể gặp những cá thể mà đầu có ít nhiều lông đen.
Mắt nâu thẫm, da mí mắt vàng. Mỏ và chân đỏ tươi.

Kích thước:
Cánh (đực): 119 - 125, (cái): 110 - 114; đuôi (đực); 95 - 102 (cái): 89 - 93: giò 17 - 18: mỏ 21 - 23mm.

Phân bố:
Phân loài cành cạch này phân bố ở miền Nam Trung Quốc và Bắc Đông Dương. Ở Việt Nam, về mùa Đông phân loài này có ở các vùng núi rừng từ biên giới phía Bắc cho đến đèo Hải Vân, Lâm Đồng (Bidoup Núi Bà).

Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 2 trang 77.

Click to view full size

Click to view full size

Và đây là chú chim mà mình có cơ duyên đc nuôi nấng:

Click to view full size

Click to view full size