Chim chào mào có tập tính định cư, thường tập trung ở các khu vực có bụi rậm và có các cây to chết khô, hoặc gần các khu vực do con người canh tác, các khu vườn ở ngoại ô thành phố.
Một con Chào mào đang hót ở Thái Lan
Xem như "ván đã đóng thuyền"
Ngoài yếu tố thu hút con người bằng giọng hót, thì ảnh trên đây là hình ảnh hùng dũng nhất và đẹp nhất của chim Chào mào - là mục tiêu nuôi dạy của các fan.
Vào mùa sinh sản, chúng thường tập trung thành một đàn lớn với rất nhiều cá thể và làm nên một chương trình "đại nhạc hội" ồn ào. Chúng ăn trái cây và hút mật hoa có trong vườn, một số chồi non, nhặt những hạt cỏ và côn trùng trên mặt đất. Đối với người nông dân họ coi đây là hành vi phá hoại mùa màng. Khi mùa khô bắt đầu, chúng cũng phân tán và thiết lập những vùng lãnh thổ riêng biệt trong phạm vi từ 0.3 đến 0.7 ha và bắt đầu làm tổ.
Ổ và trứng chim Chào mào được chụp ở Ấn Độ
Ổ chim chào mào thường ở bụi rậm như thế này
Trong thời gian "tán tỉnh" chúng có hành vi như vung cánh, gật gù đầu, xòe cánh và đuôi, thỉnh thoảng nhảy lên cao và thả mình lơ lửng... Chúng được ghi nhận là thủy chung, sống một vợ một chồng.
Tổ thường làm trong bụi cây rậm rạp hay trong các bụi dây leo, ở những chảng ba của cây và cao khoảng từ 3 - 9 feet (khoảng 9 - 20 mét) so với mặt đất.
Tổ được làm từ lá cây khô, cành cây đôi khi cũng dệt bằng mạng nhện. Được lót bằng cỏ mềm, rễ non, thỉnh thoảng có tóc người. Trong ổ, đôi khi có thêm vỏ cây và những mảng nilon nhiều màu sắc.
Một ổ chim non
Chim non mới nở khoảng 3 ngày tuổi
Chim mái đẻ từ 2 - 4 trứng có màu hồng, trắng và những đốm nâu. Thời gian ấp trứng từ 12 - 14 ngày. Chim non được cung cấp thức ăn từ bố lẫn mẹ với thức ăn chủ yếu là côn trùng - gồm có sâu bướm, kiến..., Đến ngày 18, chim non bắt đầu ra lông. Khi chim non bắt đầu ra lông cánh, bắt đầu tập bay, chim được bố mẹ chuyển sang thực phẩm chủ yếu là trái cây, đặc biệt là loại nằm trong họ dâu - trái dâu tây có thể là thức ăn mà chim bố mẹ mớm cho con đầu tiên. Mỗi mùa sinh sản, tùy theo độ tuổi và mức độ phong phú của thức ăn có trong tự nhiên, mỗi cặp có thể "sản xuất" từ 2 - 3 lứa.